Trang chủ Blog du lịch Chùa Cầu Hội An ở đâu? Những điều cần biết khi đi chùa Cầu

Chùa Cầu Hội An ở đâu? Những điều cần biết khi đi chùa Cầu

Đăng bởi Vũ Thị Văn Hà 21/10/2019 0 Bình luận

Chùa Cầu hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Nơi đây là một trong những biểu tượng cổ kính của phố cổ Hội An và là một địa điểm du lịch ý nghĩa và quan trọng đối với lịch sử. Cùng chúng mình khám phá những điều cần biết khi đi tham quan ngôi chùa Cầu Hội An này nhé! 

Chùa Cầu Hội An ở đâu? Hướng dẫn đường đi

Chùa Cầu Hội An tọa lạc bình yên ở ngay trong trung tâm phố cổ. Nếu như bạn đang không biết chùa Cầu ở đâu thì đừng quá lo lắng nhé bởi trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ bật mí cho bạn ngay thôi! Chùa Cầu nằm ở đoạn đường tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, phố cổ Hội An, Quảng Nam.

Cây cầu này vắt ngang qua sông Hoài – một trong những nhánh của sông Thu Bồn nổi tiếng. Không chỉ là một biểu tượng của phố cổ mà chùa Cầu còn là một điểm tham quan linh thiêng hấp dẫn nhiều du khách khi ghé tới đây đó! Chùa Cầu đối với những người con của Hội An được xem là một biểu tượng cũng như có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống và những con người ở nơi đây.

Vậy ngôi chùa này có gì đặc biệt mà được xem là một biểu tượng của phố cổ và có ý nghĩa lịch sử quan trọng như vậy. Để giúp bạn có một chuyến hành trình khám phá trọn vẹn, trong bài viết này chúng mình sẽ giới thiệu những điều cần biết trước khi bạn ghé tới điểm đến đầy thú vị này nhé!

Không chỉ có chùa Cầu thôi đâu nhé! Ở phố cổ Hội An còn có rất nhiều những địa điểm du lịch khác để bạn khám phá đó! Nếu còn đang không biết Hội An có gì thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!

Những điều cần biết khi đi chùa Cầu ở Hội An 

Chùa Cầu mang ý nghĩa lịch sử quan trọng

Chùa Cầu Hội An được xem là một trong những điểm nhất định phải đến mỗi khi bạn ghé tới phố cổ Hội An này. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, chùa Cầu vẫn sừng sững giữa phố cổ nghìn năm lịch sử và mang trong mình những dấu ấn của thời gian.

Có thể nhiều người chưa biết nhưng chùa Cầu đã được xây dựng từ thế kỉ 17 và do chính những thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng. Chính vì vậy mà ngôi chùa này còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Nhật Bản Hội An. Vậy tại sao ngôi chùa này lại được những người dân Nhật Bản xây? Theo như những người dân nơi đây kể lại, chùa Cầu mang trong mình một câu chuyện huyền bí.

Theo tương truyền, ngôi chùa gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu – một con quái vật có phần đầu nằm ở Ấn Độ, phần thân ở Việt Nam và phần đuôi nằm ở Nhật Bản, mỗi khi con quái vật này động đậy hay cựa mình sẽ gây ra tình trạng động đất, sóng thần…. Chính vì vậy mà người dân đã cho xây dựng ngôi chùa với ý nghĩa giống như một thanh kiếm chặn ở lưng của con Namazu, ngăn không cho nó cựa mình để người dân có thể sống yên bình hơn.

Đến năm 1653 người ta bắt đầu xây thêm phần chùa nhô ra giữa cây cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu trong một lần ghé thăm Hội An và ấn tượng với vẻ đẹp của chùa cầu, trước khi ra về ngài đã ban tặng cho chùa ba chữ “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Bạn từ phương xa tới” như thể hiện sự trầm trồ, khen ngợi và lòng yêu mến khung cảnh ở nơi đây. 

Chùa cầu mang phong cách kiến trúc Nhật Bản 

Có lẽ vì được những người dân Nhật Bản góp tiền xây dựng nên ngôi chùa này mang đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản. Tuy nhiên sau nhiều lần trùng tu, những yếu tố của Nhật Bản đã được thay dần bằng những nét phong cách kiến trúc đặc trưng của địa phương. Thế nhưng có thể nói kiến trúc của ngôi chùa Cầu vẫn khiến cho bất kì du khách nào ghé tới đây cũng sẽ phải trầm trồ, ngợi khen.

Cây cầu được làm từ gỗ chắc chắn xây dựng trụ cầu bằng đá với chiều dài khoảng chừng 18m và vắt qua nhánh sông Hoài trầm mặc. Cây cầu gồm 7 gian trong đó 5 gian ở giữa nằm trên mặt sông Hoài còn 2 gian đầu ở hai bên được xem như là cổng dẫn vào ngôi chùa linh thiêng. Phía trên cổng dẫn vào chùa là một tấm biển chạm 3 chữ “Lai Viễn Kiều”.Cây cầu được thiết kế có mái ngói Đông Dương che nắng, che mưa. Trên phần mái ngói này còn được khắc và trạm trổ những hình đặc trưng của kiến trúc chùa chiền.

Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Có khá nhiều những giả thiết khác nhau về 2 bức tượng này. Người ta cho rằng khỉ và chó là 2 linh vật thờ tự của Nhật Bản, có tài liệu lại nói rằng có thể chùa được xây dựng từ năm Thân cho tới năm Tuất thì hoàn thành. Có tài liệu khác thì lại nói chó đá và khỉ đá ở chùa Cầu để tỏ ý niệm mòng muốn mọi điều suôn sẻ, tốt đẹp và may mắn trong cuộc sống.

Mặc dù trải qua hơn 500 năm thế nhưng 2 bức tượng này vẫn còn trường tồn vĩnh cửu, uy nghi với thời gian và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân ở nơi đây.

Xem thêm: Hội An có những nhà cổ nào? 7 ngôi nhà cổ Hội An có kiến trúc độc đáo nhất

Tuy là chùa nhưng lại không thờ Phật 

Một điều vô cùng đặc biệt ở chùa Cầu Hội An chính là nơi ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam không thờ Phật. Chùa Cầu thờ vị thần Bắc Đế Trấn Võ. Đây là một vị thần linh luôn ban niềm vui và hạnh phúc cho người người cũng như bảo hộ những người dân sinh sống ở Hội An, Quảng Nam. Đây cũng là vị thần mà người ta thường gửi gắm những điều tốt đẹp và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Không chỉ là một điểm đến tâm linh được nhiều du khách ghé tới để cầu mong bình an mà người ta còn tìm đến với chùa Cầu để tìm cho mình một không gian thanh bình, yên tĩnh và lặng mình ngắm nhìn phố cổ trầm mặc, cổ kính.

Chùa Cầu trở thành biểu tượng của Hội An 

Chùa Cầu Hội An không chỉ là một nơi có ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với lịch sử mà ngay cả đối với những người dân nơi đây thì chùa Cầu từ lâu đã trở thành một biểu tượng to lớn không thể thay thế được. Chẳng vì thế mà hình ảnh của chùa Cầu thường xuyên xuất hiện trong những món đồ lưu niệm ở Hội An. Thậm chí, bạn còn có thể bắt gặp chùa Cầu phía sau tờ tiền Polyme mệnh giá 20 nghìn đồng đó!

Năm 1990, chùa Cầu đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia và trở thành một trong những địa điểm tham quan, du lịch nhất định phải ghé tới của những vị khách du lịch trong và ngoài nước. Đã tới Hội An thì nhất định bạn phải đặt chân tới chùa Cầu.

Tuy nhiên, đáng tiếc một điều là hiện nay chùa Cầu đã rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng và nằm trong danh sách di dời của thành phố. Đây là một thông tin khiến cho nhiều du khách cảm thấy hoang mang và vô cùng tiếc nuối.

Trải qua nhiều năm tháng, chứng kiến biết bao thăng trầm của phố cổ Hội An, chùa Cầu vẫn mãi là một điểm đến tưởng trong chuyến hành trình khám phá phổ cổ. Giữa dòng đời tấp nấp, bạn hãy thử một lần đặt chân tới chùa Cầu Hội An để tìm cho mình một nơi thanh bình, tĩnh tại và ngắm nhìn phố cổ xung quanh nhé! Đừng quên tham khảo thêm những kinh nghiệm du lịch hữu ích khác để chuyến đi du lịch Hội An của bạn được trọn vẹn hơn!

>> Xem thêm: TỔNG HỢP kinh nghiệm du lịch phượt Hội An tự túc chỉ từ 3 triệu đồng

0 Bình luận
0

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận